VÌ SAO KIM CƯƠNG LẠI ĐẮT ĐỎ VÀ HOT ĐẾN VẬY?

Kim Cương Thiên Nhiên
16/11/2021
5 lượt xem
Kim cương có giá thành đắt, đi kèm là sự sang trọng, đẳng cấp dành cho giới nhà giàu. Bởi vì để một viên kim cương hình thành phải trải qua hàng tỷ năm lắng đọng các khoáng chất trong tự nhiên

1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH

Kim cương bắt đầu hình thành ở những nơi có nhiệt độ và áp suất rất cao, cụ thể là độ sâu khoảng 150 km (so với mặt đất), áp suất 5 gigapascal, nhiệt độ 1200 độ C. Chỉ cần đủ đáp ứng những điều kiện trên thì mọi nơi đều có thể có kim cương.

Tuy nhiên, lượng khai thác lớn nhất hiện nay là ở Trung Phi và Nam Phi (chiếm khoảng 49%), tiếp theo là Canada, Ấn Độ, Nga, Brazil, Úc,… Nơi có nhiều kim cương là ở miệng núi lửa đã tắt, sâu trong lòng Trái Đất.

Lý do là miệng núi lửa có áp suất và nhiệt độ cao, đủ để làm thay đổi cấu trúc của các tinh thể trong lòng đất. Để một viên kim cương được hình thành ngoài thiên nhiên thường mất khoảng 1 tỷ năm đến 3,5 tỷ năm.

2. KHỐI LƯỢNG (CARAT)

Carat là đơn vị tính trọng lượng của kim cương, 1 Carat = 200 milligram. Viên kim cương càng to thì giá trị càng lớn. Ví dụ, 2 viên kim cương nặng tổng cộng 2 Carat có giá bán thấp hơn 1 viên kim cương nặng 2 Carat.

Độ trong suốt của kim cương có ảnh hưởng đến khả năng khúc xạ ánh sáng nên độ trong càng cao, giá trị càng lớn hoặc phải có màu đặc biệt

Trên thực tế thì chỉ khoảng 20% kim cương thiên nhiên hiện nay đủ điều kiện cần để làm trang sức, kim hoàn. Phần còn lại (chiếm khoảng 80%) được cung cấp cho những ngành công nghiệp khác cần đến kim cương.

Những viên kim cương chất lượng đến tay người dùng dường như không có vết trầy xước nào, nếu có thì bạn cũng chẳng thể nhìn thấy bằng mắt thường. Độ trong suốt càng cao thì giá thành bán ra càng đắt.

4. MÀU SẮC

Các tạp chất thường gặp nhất là nitơ, chúng hòa lẫn vào những tinh thể kim cương và khiến kim cương có màu vàng hoặc thậm chí là màu nâu. Hầu như kim cương nào cũng có màu, ít hay nhiều bởi không gì là hoàn hảo.

Kim cương ngoài thiên nhiên sẽ lẫn với một số tạp chất nhất định và hình thành nên màu của kim cương, màu càng hiếm thì có giá trị càng cao

Theo tiêu chuẩn GIA (Gemological Institute of America – Viện Đá quý Hoa Kỳ) thì kim cương không màu là “D” và màu vàng là “Z”. Để xác định màu thì con người sử dụng phương pháp quang học. Cụ thể:

D-F: Kim cương không màu

G-J: Kim cương cần như không màu

K-M: Kim cương không có màu

N-Y: Kim cương có màu vàng nhạt hoặc nâu

Z: Kim cương có màu vàng nhạt (rất hiếm và có giá trị rất cao)

Tùy theo màu sắc sẽ ảnh hưởng đến giá trị của kim cương và những màu bạn thường gặp nhất hiện nay là vàng, hồng, xanh dương, xanh lá cây, đỏ, nâu,…

5. ĐỘ CỨNG

Kim cương là vật thể cứng nhất được tìm thấy trong tự nhiên, nó đạt điểm tối đa là 10 trên thang đo độ cứng Mohs. Vì cứng nhất nên không có vật thể nào có thể cắt được kim cương, ngoại trừ kim cương.

Đạt độ cứng tuyệt đối trong thang đo độ cứng nên kim cương có giá trị vĩnh cửu theo thời gian, không bị phá vỡ, bào mòn khi gặp kim loại khác

Do đó trong quá trình chế tác, con người sẽ sử dụng kim cương để đánh bóng hoặc cắt những viên kim cương khác. Độ cứng cao đồng nghĩa với thời gian sử dụng vĩnh cửu, không bị phá vỡ, bào mòn,…

Kim cương phù hợp để làm những món hàng về trang sức, phụ kiện, đồng hồ,… vì kim cương không bị trầy xước khi sử dụng. Đây cũng là một yếu tố giúp kim cương có giá trị cao và giá thành đắt đỏ.

6. HÌNH DÁNG

Nếu kim cương ở dạng thô sẽ không đẹp và ít chiết quang. Theo một công trình nghiên cứu của Marcel Tolkowsky thì kim cương đẹp, khúc xạ ánh sáng tốt nhất khi được cắt thành hình tròn với 57 mặt khác nhau.

Bao gồm 33 mặt cắt bên trên và 24 mặt cắt bên dưới. Do đó, kim cương không chỉ là một môn khoa học đòi hỏi độ chính xác cao, độ cứng đảm bảo thì đây còn là một môn nghệ thuật trình diễn để phát huy hiệu quả của kim cương.

Ngoài hình tròn khá phổ biến ra thì kim cương còn có thêm một số hình dạng khác như hình bánh mì, trái tim, hình vuông, hoa hồng,… Dĩ nhiên, để cắt được kim cương thì chỉ có thể dùng kim cương mà thôi.

7. CHẤT LƯỢNG

Chất lượng kim cương được đánh giá dựa trên hệ thống chất lượng 4C:

Carat: khối lượng

Clarity: độ trong suốt

Color: màu sắc

Cut: cách cắt

Ngoài ra thì hiện nay còn có thêm hệ thống chất lượng 6C, bao gồm thêm Cost: giá cả và Certificate: giấy chứng nhận, kiểm định.

Có 4 tổ chức đủ khả năng thẩm định chất lượng của một viên kim cương là:

GIA (Gemological Institute of America – Viện Đá quý Hoa Kỳ): Có uy tín, sức ảnh hưởng nhiều nhất và là nơi đưa ra những tiêu chuẩn về ngành hàng kim cương.

AGS (American Gemological Society – Hiệp hội Đá quý Hoa Kỳ): Có ảnh hưởng nhưng mức độ không bằng GIA.

IGL (Phòng thí nghiệm Đá quý Thế giới): Là nơi được tôn trọng nhất trong giới khoa học nhưng cũng là nơi bị chỉ trích nhiều bởi sự thiếu công bằng khi đánh giá kim cương tại những quốc gia nghèo.

EGL (Phòng thí nghiệm Đá quý châu Âu): Tương tự như IGL.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *